TIN HOT

Lịch sử cờ vua - truy tìm đất nước ra đời bộ môn cờ vua

Bạn là một người yêu thích môn thể thao cờ vua. Bởi nó giúp cho người chơi được rèn luyện trí não và tính kiên nhẫn. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi cờ vua ra đời ở đâu chưa. Bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về môn thể thao này, cùng theo dõi nhé. 

Cờ vua ra đời ở đâu?

Cờ vua xuất hiện đầu tiên ở đâu? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều bạn có đam mê và đang tìm kiếm thông tin về môn thể thao này. Môn cờ vua được ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 6 sau công nguyên tại Ấn Độ. 

Để trả lời cho câu hỏi cờ vua ra đời ở đâu bạn có thể tìm hiểu lịch sử ra đồi của môn thể thao này. Trong thời kỳ của đế chế Gupta, người dân Ấn rất ưa chuộng trò chơi Chaturanga. Đây là trò chơi với nhiều lực lượng trên bàn cờ bao gồm kỵ binh, bộ binh, tượng binh và xa binh. Những lực lượng này tương ứng với mã, tượng, xe và chốt hiện nay. 

Khoảng 600 năm trước công nguyên, ở Ba Tư tên trò chơi này có tên là Chatrang. Đối với Chatrang, luật lệ khắt khe hơn. Đặc biệt là khi người chơi bắt đầu tấn công vào quân Vua của đối phương. Hay quân Vua bị tấn công thì coi như chiến thắng sẽ thuộc về người tấn công. Và đây cũng chính là luật lệ được áp dụng cho đến bây giờ đối với cờ vua. 
Cờ vua hướng dẫn cho người mới chơi từ A- Z, bạn có thể tham khảo trong bài viết sau của chúng tôi.
Hình ảnh bàn cờ vua
Hình ảnh bàn cờ vua 
Sau đó Ba Tư bắt đầu cuộc chinh phục các nước trong khu vực Tây Á. Trò chơi này cũng được phổ biến hơn tại những quốc gia bị xâm lược. Tuy nhiên, trong quá trình giao thoa văn hóa nó đã được đổi tên cho phù hợp với ngôn ngữ địa phương. 

Cờ vua đã được du nhập đến nhiều quốc gia trên thế giới và từ đó trò chơi cũng thu hút được nhiều người tham gia hơn. Quá trình này đã khiến cho luật lệ chơi thay đổi và có thêm nhiều luật mới cho phù hợp hơn. Đặc biệt vào cuối thế kỷ 15 của thời kỳ Phục Hưng, luật chơi đã hình thành hệ thống luật ở các quốc gia châu Âu.

Cờ vua từ nước nào?
Cờ vua từ nước nào?
Đến đây có lẽ bạn đã biết được đáp án cho câu hỏi cờ vua ra đời ở đâu. Cùng theo dõi tiếp bài viết để có thêm những thông tin thú vị về môn thể thao rèn luyện trí tuệ này nhé. 

Cờ vua hay cờ tướng khó hơn?

Cờ vua và cờ tướng là hai trò chơi luôn được đưa ra so sánh với nhau. Bởi vì cả hai dành cho hai người chơi, có luật lệ gần giống nhau. Cờ vua hay cờ tướng có trước chính là thắc mắc của nhiều bạn khi bắt đầu tìm hiểu về hai môn thể thao này. 

Hình ảnh bàn cờ tướng
Hình ảnh bàn cờ tướng
Cờ tướng có được ra đời từ khoảng thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VI. Trò chơi này được bắt nguồn từ cờ Saturanga - tiền thân của cờ vua. Trong quá trình giao lưu văn hóa, cờ vua khi được du nhập về phương Đông đã trở thành môn cờ tướng hiện giờ. Do đó, có thể khẳng định rằng cờ tướng được ra đời sau. 

Bàn cờ tướng không phân ra làm hai màu rõ rệt là đen và trắng như cờ vua. Nó bao gồm 81 ô, chia ra làm hai bên gọi là hai quốc gia đối kháng. Ở giữa là khoảng trống được coi là con sông để ngăn cách hai bên bàn cờ. 
Tìm hiểu thêm các chiến thuật cờ vua hay nhất được chia sẽ bởi các kiện tướng cờ vua xuất sắc thế giới.
Ở cờ tướng cũng xuất hiện thêm khoảng ô được vẽ in đậm ở giữa nơi đặt Tướng và Hậu. Đây được gọi là cung cấm và không cho phép các quân cờ có thể đi khắp nơi như trong cờ vua. Điều này thể hiện văn hóa và tư duy của người phương Đông. Trong cờ vua nhận biết quân cờ dựa trên hình dáng của nó. Còn trong cờ tướng, các quân có hình dáng giống nhau. Để nhận biết cần phải dựa trên chữ ghi trên mặt quân. 

Cờ vua hay cờ tướng đều có những luật chơi gần giống nhau. Các quân cờ ở trong bàn cờ đều có các tên và chức năng tương tự nhau, chỉ là cách gọi sẽ có sự thay đổi cho phù hợp với văn hóa từng vùng. Chính vì vậy, không thể xác định rõ được cờ vua hay cờ tướng khó hơn, điều này sẽ tùy thuộc vào người chơi cảm nhận. 

Bài viết trên đây đã giúp bạn có được đáp án cho thắc mắc cờ vua ra đời ở đâu. Bên cạnh đó, những chia sẻ về cờ tướng và cờ vua đã hỗ trợ cho bạn đọc thông tin xoay quanh hai trò chơi này. Hy vọng, bạn sẽ có được khoảng thời gian thư giãn sau ngày làm việc căng thẳng cùng bài viết.

Không có nhận xét nào